Quy định về tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1898
Tiêu chuẩn đưa ra những định nghĩa, quy định về mức điện áp, cường độ dòng điện của thiết bị khi nối đất trong hệ thống mạng điện của tòa nhà.
TCVN 4756:1898 quy định cho các thiết bị điện xoay chiều có điện áp lớn hơn 42V trở lên, các thiết bị điện một chiều có điện áp lớn hơn 110V. Đồng thời, tiêu chuẩn cũng đưa ra những yêu cầu về nối đất và nối không.
Một số những quy định trong TCVN 4756:1898 về nối đất thiết bị như sau:
- Nối đất các thiết bị điện có mức điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện trung tính nổi.
- Khi tiến hành nối đật cho thiết bị có điện áp hơn 1000V cần đáp ứng yêu cầu trị số điện trở nối đất và trị số điện áp chạm.
- Điện trở của các thiết bị nối đất sẽ không được vượt quá 0.5, tính theo điện trở nối đất tự nhiên, điện trở nối đất nhân tạo không vượt quá 1.
- Trang bị nối đất cần đáp ứng yêu cầu trị số điện áp chạm không được vượt quá giá trị quy định khi có dòng ngắ mạch chạy qua.
- Khi tìm hiểu điện trở nối đất là bao nhiêu để đảm bảo lắp đặt các thiết bị được
- đảm bảo an toàn. Mức điện trở của trang bị nối đất sử dụng để nối đất thiết bị điện không được lớn hơn 4Ω. Bạn có thể tham khảo chi tiết những quy định về Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1898 tại các văn bản pháp luật.
Đối với điện trở trong gia đình, nhà máy
- Điện trở đất độc lập sẽ không được vượt quá 10 ohm.
- Điện trở đất bảo vệ an toàn độc lập sẽ cần ≤ 4 ohm.
- Mức điện trở đất cho các dòng điện xoay chiều độc lập ≤ 4 ohm.
- Giá trị điện trở đất cho dòng một chiều độc lập sẽ không được vượt quá 4 ohm.
- Điện trở đất chống tĩnh điện thường sẽ có yêu cầu không vượt quá 100 ohm.
- Các vị trí thân nối đất chung không được lớn hơn điện trở đất 1 ohm.
Đối với trạm biến áp
- Điện trở đất tại các dòng điện xoay chiều sẽ không vượt quá 4 ohm, điện trở an toàn sẽ không vượt quá 4 ohm.
- Đối với điện trở chống sét sẽ không vượt quá 10 ohm, điện trở đất không trên 10 ohm.
- Điện trở đất của hệ thống nối đất sẽ cần đúng theo quy định: theo R≤2000 / IΩ. Khi tôi> 4000A, R≤0,5Ω.
- Trong trường hợp hệ thống sử dụng thiết bị điện dưới 1000V, giá trị điện trở cần phải tuân theo R≤125 / IΩ.
Nguyên lý đo điện trở đất
Nguyên lý đo diện trở tiếp đất còn được biết là phương pháp đo điện trở đất với nhiều phương pháp khác nhau. Bạn có thể dựa nguyên lý đo điện trở cách điện hoặc nguyên lý đo điện trở tiếp xúc để xác định được điện trở đất chính xác và phù hợp với điều kiện. Dưới đây là một số nguyên lý đo điện trở đất dựa theo từng phương pháp đo.
Thực hiện đo điện trở đất bằng phương pháp điện áp rơi 3 cực
Đây là phương pháp đo thông qua nguyên lý đo điện trở đất dựa theo việc cung cấp một dòng điện vào trong hệ thống mạch điện. Hệ thống này đã được chuẩn bị bao gồm đồng hồ đo điện, cọc nối đật - điện cực dòng.
Lưu ý, bạn cần tạo khoảng cách giữa điện cực đảm bảo chúng cách xa nhau nhất. Điện cực của dòng cần được đặt cách tối thiểu 10 lần so với chiều dài cọc nối đất được đo, có khoảng cách 40m.
Khi đó, mức điện áp sẽ được cắm vào đất ở khoảng giữa cọc nối đất và điện cự dòng. Lưu ý, trong khu vực này cần đảm bảo có điện thế bằng không. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo vị trí thực hiện pháp đo cách cọc nối đất 6m.
Nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp 4 cọc
Quy trình đo điện trở tiếp đất cũng có thể thực hiện bằng phương pháp 4 cọc cho trường hợp hệ thống nối đất liên hợp, riêng lẻ kết nối ngầm với nhau. Trước khi đo, bạn cần phải thực hiện cô lập các hệ thống nối đất riêng lẻ khác nhau thông qua phương pháp sử dụng các kìm đo của đồng hồ đo ampe.
Khi đó, điện áp cực, điện áp dòng sẽ được đặt tương tự nhưu cách đo 3 cực. Điểm khác biệt chính là dòng điện được đo đã được kìm cố định. Bạn sử dụng đồng hồ đo điện để đo điện trở bằng giá trị của dòng điện chạy qua cọc nối đất.
Phương pháp đo điện trở nối đất bằng phương pháp hai kìm
Đây là nguyên đo điện trở cách điện được sử dụng thông qua hệ thống nối đất liên hợp không có kết nối ngầm với nhau. Hệ thống này có vai trò dẫn xung sét xuống đất, chỉ có phần gần điểm thu sét nhất mới.
Tuy phương pháp nối đất với điện trở cố định thấp duy trì được những tính băng bảo vệ cơ bản tốt. Tuy nhiên, hệ thống này không đảm bảo được chức năng chống sét hoạt động tốt nhất.
Nguyên lý đo điện trở tiếp xúc bằng phương pháp xung
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến đo điện trở tại các cột điện cao thế. Bạn sẽ kiểm tra, đo được trở kháng của đất từ hệ thống khung sắt và móng trụ.
Giá trị điện trở nối đất của hệ thống chống sét
Đối với hệ thống điện nối đất trực tiếp với tiếp điểm trung tính dưới 1000V. Khi đó, giá trị điện trở nối đất chống sét sẽ cần nhỏ hơn hoặc bằng 4 ohm, điện trở nối đất lặp lại sẽ không được vượt quá 10 ohm.
Trong trường hợp hệ thống điện không có điểm trung tính ở mức điện áp dưới 1000V. Khi đó, giá trị điện trở nối đất sẽ là 4 ohm
Tiếp đất làm việc (bảo vệ không)
Đối với những hệ thống điện sử dụng mức điện áp 380/220V là dòng điện áp thấp sẽ có dòng điện chạm rất nhỏ. Khi đó giá trị điện trở nối đất sẽ không được trên 4 ohm. Với trường hợp công suất sử dụng dưới 100kVA, điện trở đất cũng sẽ không được trên 10 ohm.
Nối đất lặp lại
Với những hệ thống sử dụng nối đất lặp lại để kết nối giữa đường dây điện trên không với đường dây trung tính. Tại mỗi vị trí nối đất lặp lại sẽ không được trên 10 ohm. Trong trường hợp cho phép điện trở trên 10 ohm thì tại các vị trí nối đất lặp lại sẽ không được trên 30 ohm nhưng sẽ không được nhỏ hơn 3 chỗ.
Tại sao phải đo điện trở đất?
Đo điện trở đất là một trong những giải pháp cần thiết giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đồng thời bảo vệ các thiết bị tránh xảy ra các sự cố.
Bên cạnh đó, đo điện trở đất còn giảm hư hỏng, sự cố và tăng tuổi thọ của các thiết bị nối đất, đảm bảo độ chính xác của các thiết bị đo lường. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, giá trị điện trở đất sẽ tăng lên so với giá trị cho phép mà nguyên nhân chủ yếu là do mất liên kết giữa các cọc tiếp địa, do môi trường gắn cọc tiếp địa bị ảnh hưởng,...
Vì vậy, thường xuyên kiểm tra và đo điện trở đất để bạn phát hiện những sai xót, rò rỉ từ đó điều chỉnh sao phù hợp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị điện.
Tải file tài liệu chi tiết TẢI FILE