1. Tác dụng của cọc tiếp địa.
Cọc tiếp địa đóng vai trò chính trong hệ thống tiếp địa của một công trình chống sét, Cọc có nhiệm vụ tiêu tán dòng sét vào lòng đất khi xảy ra sét đánh. Vì vậy việc sử dụng cọc đúng cách là điều vô cùng quan trọng.
2. Tiêu chuẩn khi đóng cọc tiếp địa.
Theo tiêu chuẩn TCVN 9385:2012 về chống sét cho công trình xây dựng thì:
• Hệ thống cọc tiếp địa phải được cắm sâu trong lòng đất.
• Độ sâu lắp đặt cọc tiếp địa phải theo quy định đạt từ 0,5m – 1,2m (từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ).
• Thi công cọc tiếp địa phải đảm bảo an toàn, không được làm cản trở đến sinh hoạt chung cũng như gây ảnh hưởng tới các công trình ngầm.
• Khoảng cách đóng cọc tiếp địa của hai cọc gần nhất phải bằng 1 – 2 lần chiều dài của mỗi cọc đóng xuống đất.
Ngoài việc thi công đóng cọc tiếp địa đúng tiêu chuẩn như vừa nêu trên, bạn cũng cần biết lựa chọn cọc tiếp địa chất lượng tốt để đảm bảo khả năng truyền điện xuống đất sau khi đóng.
Hình ảnh đóng cọc tiếp địa.
3. Cách đóng cọc tiếp địa.
Các bạn cùng tham khảo 5 bước trong thi công bãi tiếp địa để nắm được cách sử dụng cọc tiếp địa như thế nào nhé:
- Bước 1: Kiểm tra điện trở của đất tại công trình cần thi công bãi tiếp địa và kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm như cáp ngầm, đường ống thoát nước, điện ngầm…
- Bước 2: Bước 2: Đào rãnh sâu xuống đất tại vị trí cọc, chiều rộng 300mm – 500mm và độ sâu 600mm – 800mm theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
- Bước 3: Đối với những vị trí đóng cọc có công trình dưới lòng đất hay điện trở đất cao, cách đóng cọc tiếp địa chống sét chuẩn là phải đào giếng sâu 20m – 40m, đường kính khoảng từ 50mm – 80mm. Nơi có mặt bằng thi công hạn chế thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm – 80mm và độ sâu từ 20m – 40m, tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm.
- Bước 4: Đặt các cực điện tại những nơi quy định với vị trí đóng cọc sao cho khoảng cách gấp 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Sau đó, cho cáp đồng dọc theo rãnh đã chuẩn bị và đổ hóa chất làm giảm điện trở đất theo cáp đồng. Nối dây dẫn với cọc tiếp địa trực tiếp từ kim xuống trung tâm cọc.
- Bước 5: Lắp lại mặt bằng nơi cọc tiếp địa, dùng đồng hồ đo điện trở tiếp đất của hệ thống và điện trở cho phép là < 10Ω. Nếu kiểm tra điện trở cọc lớn hơn 10Ω phải cho thêm hóa chất giảm điện trở, làm thêm cọc tiếp địa. Sau đó, lấp đất phẳng lại như cũ rồi kiểm tra mối hàn.
Video đóng cọc tiếp địa