1. Việt Nam có tỷ lệ sét xuất hiện nhiều nhất
Theo ước tính của Viện Vật lý địa cầu, mỗi năm Việt Nam phải hứng chịu 2 triệu cú sét đánh. Việt Nam nằm ở tâm dông châu Á, một trong ba tâm dông trên thế giới có hoạt động dông sét mạnh. Mùa dông ở Việt Nam tương đối dài bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Viện Vật lý Địa cầu thực hiện năm 2004, cả nước có 820 vụ sét đánh trong 10 năm trở lại đây gây thiệt hại nhiều tỷ đồng, làm gián đoạn dịch vụ viễn thông, điện lực… Tại một số khu vực như Cổ Dũng (Hải Dương), Sơn Lộc (Hà Tĩnh), đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra nhiều vụ sét đánh làm thiệt hại mùa màng.
Theo TS. Nguyễn Xuân Anh – Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu – chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước về “Nghiên cứu dông sét và đề xuất các giải pháp phòng chống ở Việt Nam” thì do nằm ở tâm dông châu Á – một trong 3 tâm dông của thế giới có cường độ dông sét hoạt động mạnh. Do hậu quả của dông sét nên hầu như năm nào ở nước ta cũng có người dân bị thiệt mạng do sét đánh. Không chỉ vậy, sét còn làm tổn hại nhiều công trình lớn. Theo TS Nguyễn Xuân Anh, trong 10 năm qua đã có nhiều công trình, đường dây tải điện, kho tàng, các thiết bị về bưu chính viễn thông, nghiên cứu khoa học, điện tử… bị sét đánh hỏng, gây thiệt hại nặng. Trong đó, tiêu biểu là vụ sét đánh ngày 4-6-2001 làm nổ tung một máy cắt 220KV của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, làm lưới điện toàn miền Bắc bị rã mạch, nhiều nhà máy điện bị tách khỏi hệ thống, làm mất điện trên diện rộng.
Video sét đánh người phụ nữ tại Thái Bình
2. Hiểu biết của con người về giông sét
Hàng năm, những vụ sét đánh kinh hoàng đã gây tổn hại nhiều về tính mạng con người và của cải vật chất. Tuy nhiên hiểu biết về công tác phòng chống sét trong cộng đồng dân cư ở Việt Nam vẫn còn rất kém. Kết quả một cuộc khảo sát mới đây của Viện Vật lý Địa cầu tại 2 huyện thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho thấy những con số giật mình chứng tỏ người dân rất chủ quan và thiếu hiểu biết trong việc phòng chống dông sét. Có tới trên 85% nhà dân dựng cột ăngten cao nhưng không hề lắp đặt kim thu sét. Nhiều công trình xây dựng thiết kế, lắp đặt thiết bị chống sét không đúng, không mang lại hiệu quả phòng chống sét. Thậm chí, tại Thái Bình, khi một trạm thu phát sóng di động ở tỉnh này đi vào hoạt động, người dân thấy hiện tượng sét rất nhiều. Khi các chuyên gia về kiểm tra, phát hiện có dòng điện. Hóa ra “nhà mạng” có dây chống sét nhưng lại… không gắn liền với thiết bị tiếp đất.
Hiện nay ở khu vực đô thị, khả năng sét đánh khó xảy ra do hầu hết các ngôi nhà đều được trang bị cột thu lôi khi xây dựng. Song ở nông thôn, kể cả xây nhà cao tầng, người dân cũng ít khi lắp đặt hệ thống chống sét nên ở khu vực này, sét đánh nhiều nhất. Việc thiếu hiểu biết về dông sét và cách phòng chống sét là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị sét đánh.
-
Cách phòng chống Sét đánh
Để đảm bảo rủi ro thiệt hại do sét đánh cho mọi công trình xây dựng kể cả nhà ở cần phải thực hiện lắp đặt hệ thống chống sét, chống sét lan truyền, hệ thống tiếp địa, cảnh báo sét…
-
Vậy hệ thống chống Sét là gì?
Hệ thống chống sét ( Lightning protection system ) là bao gồm nhiều thiết bị được kết nối với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh đồng nhất, để chống lại những tác hại do sét gây ra cho người và các công trình.
Hệ thống chống sét cơ bản gồm 3 bộ phận chính là Kim thu sét, dây thoát sét và bãi tiếp địa ( tiếp đất ).
Kim thu sét: Kim thu sét được thiết kế bằng những vật liệu dẫn điện tốt như đồng, sắt, inox…Hiện nay, có hai dòng kim thu sét đang được bán trên thị trường là kim thu sét tia tiên đạo (kim thu sét hiện đại) và Kim thu sét cổ điển (kim thu sét Franklin). Kim thu sét luôn được đặt ở vị trí cao nhất của công trình để đón luồng sét trước khi nó đánh xuống khu vực đó.
Hệ thống dây dẫn sét: Là vật liệu được làm bằng kim loại dẫn điện tốt. Cáp đồng, băng đồng, băng nhôm…một đầu được kết nối với kim thu sét đầu dây còn lại được nối với bãi tiếp địa để tiêu sét. Chọn mua dây dẫn chất lượng, có thương hiệu để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.
Hệ thống tiếp địa: Hay còn gọi là bãi tiếp địa làm nhiệm vụ tiêu tán dòng sét một cách nhanh nhất và an toàn nhất. Hệ thống gồm nhiều vật tự tạo thành như Cọc tiếp địa, các mối Hàn hóa nhiệt, Hợp chất giảm điện trở đất…
Sét đánh vào tòa nhà.