Sét đánh là hiện tượng tự nhiên, thường xuất hiện trong những cơn mưa dông. Thao thống kê, có đến 2 triệu trận sét đánh giáng xuống Việt Nam mỗi năm.
Điều này cho thấy, công tác phòng chống sét đánh cần được chú trọng đặc biệt. Một trong số những việc cần làm là lắp đặt thiết bị chống sét cho các công trình. Vậy hệ thống chống sét hoàn chỉnh sẽ có những thành phần nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cấu tạo của một hệ thống chống sét trực tiếp gồm những gì?
Hệ thống chống sét trực tiếp có thiết kế đơn giản và lắp đặt khá dễ dàng. Thường được áp dụng tại các khu nhà ở dân dụng, công trình kết cấu vừa và nhỏ,...
Dựa theo phương pháp truyền thống, thành phần của hệ thống chống sét trực tiếp bao gồm:
Kim thu sét
Kim thu sét
Hay còn gọi là cột thu lôi. Đây là một thanh kim loại có nhiệm vụ thu sét, được gắn ở vị trí cao nhất của tòa nhà. Kim thu sét là thành phần không thể thiếu của hệ thống chống sét cơ bản. Chúng đóng vai trò tập trung tia sét, truyền năng lượng điện xuống đất qua bộ phận dây dẫn.
Cọc tiếp địa
Cọc tiếp địa
Còn được gọi là cọc nối đất, điện cực đất. Đây là một thanh kim loại được cắm sâu trong lòng đất. Là nơi nhận tia sét và trực tiếp giải phóng nguồn năng lượng này trong lòng đất.
Bộ phận dây dẫn
Dây dẫn
Dùng để nối kim thu sét và cọc tiếp địa. Thường được làm bằng đồng bởi đây là chất diễn điện rất tốt mà giá rẻ. Dây dẫn ưu tiên đặt bên ngoài công trình.
Thiết bị đếm sét
Có nhiệm vụ thống kê số lần sét đánh xuống hệ thống.
6 bước thi công hệ thống chống sét
Bước 1: Đào bãi tiếp địa
- Xác định vị trí đào dãy tiếp địa, bãi tiếp địa nằm bên ngoài công trình xây dựng, gần dây thoát sét từ trên mái chạy xuống và cách xa các đường cáp điện ngầm.
- Khi xác định được vị trí bãi tiếp địa ta tiến hành đào rãnh tiếp địa. Khi rãnh được đào sâu tối thiểu 70-80cm, độ rộng thích hợp từ 40-50cm
- Đóng cọc tiếp đia: Cọc tiếp địa thường dùng là loại cọc thép mạ đồng theo công nghệ cao, với kích thước là D16mm, dài 2,4m, lớp mạ đồng tối thiểu là 20 micrones. Cọc tiếp địa được đóng theo phương thẳng đứng, khoảng cách giữa các cọc tối thiểu bằng chiều chài của 1 cọc. Ta cũng có thể khoan giếng thả cọc ở những nơi có địa hình nhỏ hẹp, không đủ diện tích đào bãi tiếp địa. Tùy theo từng công trình mà số lượng cọc sử dụng khác nhau.
Thi công chống sét
Lưu ý khi chọn cọc tiếp địa, để chọn được cọc tốt cần lưu ý những tiêu chí sau:
Lõi cọc phải là loại thép tốt 1810, không bị cong vênh, nứt nẻ, cần lưu ý tới độ bền kéo của cọc. độ bền kéo thích hợp của cọc đạt tiêu chuẩn là từ 350-750 newton/1mm2. Lớp mạ đồng bóng đẹp, không có đốm nhỏ, không rỉ sét.
Bước 2: Sử dựng phương pháp hàn hóa nhiệt để nối các đầu cọc với nhau
Sử dựng cáp đồn trần có kích thước tối thiểu 50mm2 đẻ nối các đầu cọc thông qua mối hàn hóa nhiệt, sử dụng phương pháp hàn hóa nhiệt sẽ giúp bề mặt dẫn điện tốt, dảm bảo độ bền dẹp vĩnh cửu cho mối hàn. Để có những mối hàn đẹp cần chuẩn bị các thiết bị tốt:
Khuôn hàn hóa nhiệt,: lựa chọn khuôn chất liệu Graphite, chịu đựng được nhiệt độ cao trên 2000 độ C, đảm bảo được độ chắc chắn, không bị nứt vỡ khuôn hàn, mối hàn dẫn truyền sét tốt, không bị gia tăng điện trở theo thời gian, một khuôn hàn tốt có thể sử dựng được ít nhất 70 lần hàn, ít hao phí thuốc khi hàn. Với tay kẹp khuôn hàn phải có kích thước phù hợp cho từng loại khuôn để đảm bảo độ cố định trong quá trình hàn hóa nhiệt.
Thuốc hàn hóa nhiệt: là yếu tố không thể thiếu để tạo nên một mối hàn đẹp, tùy theo công trình để lựa chọn khối lượng thuốc cho từng mối tương ứng. Lưu ý lựa chọn thuốc hàn dễ dàng sử dụng với các loại khuôn của các hàng khác nhau, bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo thoáng mát.
Quy trình hàn hóa nhiệt:
Hàn hóa nhiệt
- Làm nóng khuôn hàn 1-2 phút, vệ sinh khuôn hàn và các thiết bị cần hàn.
- Đặt vật dụng cần hàn( cọc, cáp,..) vào đúng vị trí khuôn hàn, dùng tay kẹp để cố định thiết bị cần hàn
- Đặt đĩa nhôm lót ở dưới đáy khuôn hàn, ngăn thuốc hàn không bị lọt xuống dưới khi chưa kích cháy.
- Đổ thuốc hàn vào trong khuôn hàn
- Đổ thuốc mồi hàn vào thuốc hàn và dẫn ra mép khuôn hàn
- Kích cháy thuốc mồi bằng súng hàn
- Phản ứng hàn hóa nhiệt kết thúc, để nguội khoảng 30s và mở nắp khuôn hàn, kết thúc quá trình hàn nhớ cạo sỉ, vệ sinh khuôn hàn
Chú ý: để khuôn hàn nguội tự nhiên, không ngâm ngay khuôn hàn vào nước để tránh nứt vỡ khuôn hàn
Bước 3: Đổ hợp chất giảm điện trở đất
Mục đích làm giảm điện trở của hệ thống tiếp địa và ổn định điện trở tiếp địa theo thời gian. Theo tiêu chuẩn IEC 62561-7, Hợp chất giảm điện trở đạt tiêu chuẩn khi giảm 50-90 điện trở suất của đất. Hợp chất trộn với nước tạo thành lớp keo gắn liền với đất điện cực. Đặc biệt phải lựa chọn loại hợp chất đáng tin cậy, thân thiện với con người và môi trường, không ảnh hưởng tới mạch nước ngầm.
Đổ hợp chất dọc theo rãnh tiếp địa sao cho phủ kin dây tiếp địa cho đến khi có độ dầy cần thiết, sau đó lấp rãnh tiếp địa bằng đất mịn không lẫn đá, chạc thải công trình.
Bước 4: Kiểm tra điện trở bãi tiếp địa bằng đồng hồ đo điện trở đất
Sử dụng đồng hồ đo điện trở đất để kiểm tra hệ thống tiếp địa, kiểm tra định kì hằng năm để cải tọa kịp thời, bảo đảm độ an toàn cho công trình
Giá trị điện trở của hệ thống tiếp địa cho công trình chống sét trực tiếp phải nhỏ hơn 10 Ω, trong trường hợp lớn hơn 10Ω thì tiến hành quy trình sau:
Đo, tính toán lại giá trị điện trở suất của đất tại công trình
Tăng số lượng cọc và hợp chất giảm điện trở đất
Xây dựng bản vẽ thi công tiếp theo để trình phê duyệt
Thi công theo phương án đã được phê duyệt
Bước 5: Đi dây thoát sét
Dây thoát sét thường dùng là loại dây cáp đồng có kích thước tối thiểu là 50mm2, bọc PVC được luồn trong ống gen. Dây thoát sét được nối từ kim thu sét đi bên trong của cột đỡ kim, chạy gắn cố định vào tường bằng kẹp cố định inox hoặc kẹp đồng xuống bộ đếm sét và đi qua hộp kiểm tra điện trở lắp ở độ cao 1,2m so với mặt đất
Chú ý: khi đi dây thoát sét không gấp khúc dây 90 độ
Bước 6: Dựng cột đỡ kim thu sét
Lựa chọn kim thu sét:
Công trình sử dụng kim thu sét phát tia tiên đạo công nghệ mới có khớp nối nhựa cách điện giữa cột và kim. Tùy thuộc vào từng công trình lựa chọn kim có bán kính bảo vệ phù hợp. Kim được lắp trên cột đỡ bằng inox D42-48, cao 3-5m. Cột inox được gắn chắc chắn vào mái nhà nhờ hệ thống chân đế
Với hệ thống chống sét trực tiếp theo tiêu chuẩn Pháp NFC 17-102, IEC 62561-2 công trình của bạn sẽ được bảo vệ hoàn toàn, tránh nguy cơ bị sét đánh và đừng quên kiểm tra điện trở định kỳ hàng năm.
Bài viết liên quan:
______________________ HỖ TRỢ, BÁO GIÁ VẬT TƯ CHỐNG SÉT TIẾP ĐỊA TỐT NHẤT THỊ TRƯỜNG VUI LÒNG LIÊN HỆ THEO SỐ HOTLINE: 📞 Hotline: [Mr.Trung] 09724 9999 2 (mobile/zalo) [Mrs.Loan] 0937 935 985 (mobile/zalo) 🌐 Website : Chongsettruongthinh.vn 🔵 Facebook: Chống sét tiếp địa Trường Thịnh 📧 Email: chongsetttp@gmail.com